THI CÔNG LẮP ĐẶT NHÀ XƯỞNG – NHÀ THÉP TIỀN CHẾ

Nhà xưởng là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm kinh doanh và là nơi làm việc của rất nhiều công nhân viên. Có thể thấy nhà xưởng quan trọng thế nào với doanh nghiệp, vì vậy, việc thi công xây dựng nhà xưởng được diễn ra hết sức nghiêm ngặt ở từng bước.

Để hoàn thành nhà xưởng đúng với yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư thì cần phải có một kế hoạch chi tiết và cụ thể. Đặc biệt ở khâu thiết kế, cần phải thể hiện rõ ràng từ chi tiết các nguyên vật liệu, các thông số thông tin kỹ thuật đến chi tiết kết cấu đối với nhà xưởng.

LÝ DO NÊN CHỌN NAM ĐẠI PHÁT ĐỂ THI CÔNG LẮP ĐẶT NHÀ XƯỞNG

1. CÁC BƯỚC THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

San lấp đất nền: Nhà thầu phải xem xét tình trạng nền để tiến hành san lấp phù hợp với bảng vẽ.

Định vị tim trục: Đây là bước quan trọng giúp xác định vị trí các móng cột trên bảng vẽ.

Đào móng hàng rào: Hàng rào bao quanh nhà xưởng nên sẽ dài, cao và bắt buộc phải kiên cố.

Thi công nền móng: Sau khi có tim trục thì sẽ bắt đầu tiến hành thi công móng, vật liệu là bê tông cốt thép.

Lu lèn đất và đá cho xưởng: Sau khi san lấp, nền đất sẽ được lu lèn cho đúng độ chặt mà thiết kế yêu cầu.

Bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất,…

Kẻ vạch phân làn giao thông

Đóng trần thạch cao nhà văn phòng

– Trồng cỏ tạo mảng xanh bên ngoài nhà xưởng, trồng cây xanh và hoa trong nhà xưởng, tiểu cảnh phong thủy (nếu có)

– Vệ sinh nhà xưởng, nhà ăn tập thể và lắp đặt máy móc thiết bị.

2. MỘT NHÀ XƯỞNG TỐT CẦN ĐÁP ỨNG NHỮNG TIÊU CHUẨN SAU

Vị trí nhà xưởng

Tiêu chuẩn về thiết kế

Kết cấu nhà xưởng

Hệ thống cấp thoát nước của nhà xưởng

3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẮP ĐẶT NHÀ XƯỞNG

Thi công phần nền móng

– Móng là kết cấu cốt yếu, quan trọng nhất của bất kì công trình xây dựng nào và với nhà xưởng cũng không ngoại lệ.

– Khi xây dựng thiết kế ở phần này, kiến trúc sư cần đặc biệt lưu ý thể hiện các thông số kỹ thuật một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

– Các vật liệu và chi tiết sử dụng để làm móng phải đáp ứng đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã đưa ra, đảm bảo đủ điều kiện triển khai, thi công công trình.

– Khi chọn vị trí đặt móng, đối với từng nền đất khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau.

– Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất yếu, đất bùn thì cần gia cố thêm móng bằng cách sử dụng giải pháp cọc ép, cọc khoan nhồi…

– Nếu nhà xưởng được xây dựng trên nền đất cứng thì có thể tiến hành xây móng như bình thường mà không cần gia cố thêm móng như ép cọc hay đóng cừ tràm.

Phần nền nhà xưởng

– Tùy theo chức năng sử dụng mà đơn vị thiết kế, đơn vị thi công xây dựng nhà xưởng có những cách thực hiện sao cho hợp lý nhất.

– Bên cạnh đó, độ dày của lớp bê tông nền cũng cần được chú trọng. Tùy theo tính chất sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng máy móc có trọng tải lớn hay nhỏ mà độ dày bê tông nền được thay đổi sao cho phù hợp, độ dày bê tông dao động từ 10, 20, 30 hay 50cm.

– Sau khi phần bê tông nhà xưởng được thi công xong, để tăng độ bền cho chúng hãy xoa nền và sơn lớp epoxy lên mặt sàn để chống bám bụi và dễ dàng lau chùi, dọn vệ sinh.

Kết cấu nhà xưởng

– Trong quá trình xây dựng nhà xưởng, bạn và kiến trúc sư cũng như đơn vị thầu cần trao đổi thường xuyên để đề xuất xem số lượng cột, kèo, dầm, xà gồ nhà xưởng như thế nào phù hợp, tránh trường hợp thiếu một trong những yếu tố trên gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc gây lãng phí.